Thị trường về lĩnh vực BĐS ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là ở những trung tâm thành phố lớn như Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Được khá nhiều các chủ đầu tư để ý và bỏ vốn đầu tư vào. Tuy nhiên khi thực hiện đầu tư xây dựng một dự án cần những gì, như thế nào, cũng như quy trình thực hiện nó ra sao. Hãy cùng HongVinhBĐS tìm hiểu chi tiết về Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư được hiểu là tập hợp những thông tin, tài chính kinh tế (chi phí), dữ liệu, hoạt động và người lao động với số lượng quy mô lớn,… để xây dựng, thực hiện một kế hoạch đã được lập ra từ lâu và trước đó. Với mục đính của Dự án đầu tư này sẽ là thi hành những ý tưởng, ý kiến thành hiện thực, đúng với kế hoạch ban đầu. Ngoài ra nó phải được cấp quyền và cho phép từ cơ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành về mặt pháp lý, quản lý.
Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
Theo như quy định tại điều khoản 21 điều 3 luật xây dựng vào năm 2014, trước khi hoạt động xây dựng cần làm những việc và đảm bảo những điều kiện sau:
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Khảo sát xây dựng.
- Thiết kế xây dựng.
- Thi công xây dựng.
- Giám sát xây dựng.
- Quản lý dự án.
- Lựa chọn nhà thầu.
- Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì.
- Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Đặc điểm nổi bật của dự án đầu tư xây dựng
Nói về đặc điểm nổi bật của dự án đầu tư xây dựng thì sẽ có 2 đặc điểm như sau:
Nguồn vốn đầu tư
Đầu tiên khi muốn thực hiện một dự án đầu tư xây dựng thì phải cần nguồn vốn. Nguồn vốn luôn là vấn đề nổi bật đầu tiên khi một thực hiện một kế hoạch, nó có thể hiểu được hiểu như là: Tiền, các máy móc thiết bị hiện đại, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, kỹ thuật, các quy trình công nghệ, dịch vũ kỹ thuật, giá trị về quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác.
Cũng có thể nguồn vốn này sẽ được đầu tư bởi nhà nước, công ty, tư nhân, thành viên hay một trong nhiều doanh nhân khác góp vốn, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn.
Thời gian đầu tư
Tiếp theo về đặc điểm nổi bật sẽ là thời gian đầu tư. Theo như thường lệ thì thời gian đầu tư nằm khoảng 2 năm trở lên, nó có thể lên đến 50 năm. Còn những dự án chỉ hoạt động trong thời gian ngắn trong vòng một năm tài chính sẽ không được gọi là đầu tư.
Tổng quan về quy trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Theo như quy định trong Điều 6, nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hàng ngày 15/06/2015, thì Quy trình đầu tư xây dựng cơ bản dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể giai đoạn 1 sẽ là chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, giai đoạn 2 sẽ là thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Chi tiết Trình tư các bước triển khai dự án đầu tư ngoài ngân sách như sau:
Giai đoạn 1: chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình
Trong giai đoạn một sẽ chia thành 5 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Quy hoạch xây dựng
Đây là bước đầu tiên cũng là bước khá quan trọng để tiến hành một dự án đầu tư xây dựng. Trước tiên bạn phải xin được cấp phép xây dựng, tiếp theo đó sẽ lập quy hoạch 1/2000. Sau đó thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc. Tiếp theo sẽ lập quy hoạch 1/500, cuối cùng sẽ là Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và các phương án kiến trúc sơ bộ.
Bước quy hoạch xây dựng này bắt buộc phải đảm bảo 2 mục đích:
- Mục đích đầu tiên là dự án phải nằm tại khu vực chưa có thuộc quy hoạch. Bắt buộc nhà đầu tư dự án cần phải chờ địa phương lập quy hoạch cụ thể và rõ ràng. Nhà đầu tư có thể đề xuất tài trợ lập QHCT.
- Mục đính tiếp theo dự án nằm tại khu vực đã có quy hoạch cụ thể. Nhà đầu tư quy hoạch phải tùy theo mục đích quy hoạch để xin điều chỉnh QHCT để đáp ứng mục đích, hiệu quả đầu tư.
Bước 2: Lựa chọn nhà đầu tư
Đây cũng là một bước quan trọng, trong bước này sẽ chia làm 3 hình thức. Cụ thể hình thức 1 sẽ là đấu thầu và chọn nhà đầu tư (ban quản lý dự án), hình thứ 2 Đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng). Hình thức cuối cùng đây là hình thức chỉ định chi tiết về chủ đầu tư hay còn được gọi là cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Phê duyệt và báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế cơ sở
Chủ đầu tư dự án sẽ phải thực hiện lập, trình thẩm đinh và phê duyệt báo cáo về nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế cơ sở.
Bước 4: Báo cáo các tác động và đánh giá môi trường khi triển khai dự án
Bước 5: Hoàn chỉnh tất cả các thủ tục về đất đai
Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư xây dựng công trình
Sau khi hoàn chỉnh tất cả các thủ tục ở giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ bắt đầu thực hiện giai đoạn 2. Cụ thể giai đoạn 2 cũng bao gồm 5 bước, cụ thể:
Bước 1: Phê duyệt, lập và thẩm định bản vẽ thi công
- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD).
- Lựa chọn nhà thầu KSXD.
- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD.
- Thực hiện khảo sát xây dựng.
- Giám sát công tác khảo sát xây dựng.
- Khảo sát bổ sung (nếu có).
- Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
- Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
Bước 2: Thẩm duyệt, lập hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
Bước 3: Tiếp theo sẽ xin cấp giấy phép xây dưng
Bước 4: Bắt đầu triển khai thi công tại hiện trường
Trong bước này chủ đầu tư phải lập ra hồ sơ để tiến hành thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, mời thầu, hồ sợ dự tuyển, dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn cho mình nhà thầu xây dựng tốt nhất, đạt tiêu, thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tốt nhất. Và chủ đầu tư sẽ thông báo cho khởi công thi công xây dựng dự án đó.
Liên tục thực hiện quan lý chất lượng, khối lượng (đo lường), tiến độ và hợp đồng xây dựng. Phải đảm bảo an toàn cho người thi công trên dự án, đặc biệt là đảm bảo môi trường xây dựng,… Tiếp theo thực hiện tốt các quy trình quản lý hệ thống thông tin của công trình. Sau đó phải thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu.
Sau những bước trên chủ đầu tư sẽ phải bắt đầu nghiệm thu các công việc, các giai đoạn và công trình hoàn thành. Liên tục kiểm tra chất lượng thi công của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng. Cuối cùng kiểm tra xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
Bước 5: Bước cuối cùng hoàn thiện xây dựng đưa công trình vào sử dụng.
Bước cuối cùng của việc thực hiên đầu tư xây dựng công trình nãy chủ đầu tư phải cần thực hiện các công việc thứ tự như sau:
- Bắt đầu bàn giao công trình hoàn thành theo chỉ tiêu để đưa vào vận hành thử
- Thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng
- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Giám sát theo dõi và đánh giá
- Bắt đầu cấp giấy phép hoạt động
- Thực hiện nhiệm vụ bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
- Đăng kiểm chất lượng quốc tế.
Bài viết trên của HongVinhBĐS đã cập nhập chi tiết những điều cần biết về trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Nếu các bạn đang có thắc mắc gì về vấn đề này thì hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.